Tổng hợp quy cách đóng gói hàng hóa chuẩn nhất mà bạn nên biết

hàng hóa

Đóng gói hàng hóa một cách cẩn thận có vai trò rất lớn đối với người nhận lẫn người gửi. Nếu bạn đã rơi vào trường hợp hàng hóa đến tay khách hàng bị rơi vỡ, đặc biệt với những hàng hóa có chất lượng cao mà không được áp dụng quy cách đóng gói hàng hóa một cách chính xác có thể dẫn đến ảnh hưởng danh tiếng và tiền bạc của công ty. Để đảm bảo cho hàng hóa chuyển đến tay người nhận như lúc ban đầu thì bên gửi phải tuân thủ một có quy cách cụ thể và đối với từng mặt hàng, từng phương thức vận chuyển cần có quy cách đóng gói hàng hóa khác nhau. Cùng tham khảo những thông tin được Thùng Carton 24H tổng hợp dưới đây để có cách đóng gói hàng hóa chính xác hiệu quả.

Quy cách đóng gói hàng hóa được hiểu như thế nào?

Sau khi tìm hiểu về tính chất của những loại sản phẩm khác nhau và những yếu tố bên ngoài nào có thể tác động đến sản phẩm trong các quá trình vận chuyển từ đó rút ra được những yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết khi đóng gói. Đây được gọi là quy cách đóng gói hàng hóa. Mục đích cuat việc này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng khi đến tay người nhận. Đảm bảo yếu tố kinh tế và đóng vai trò làm bằng chứng nếu sự cố xảy ra khi vận chuyển.

Một số quy định chung khi đóng gói hàng hóa

Mỗi  loại sản phẩm  đều có những đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn tuân theo một số quy cách đóng gói hàng hóa như sau:

  • Phải đóng gói hàng hóa cẩn thận, chèn thêm một số vật để giảm tác động khi vận chuyển và cả tác động của môi trường như giấy báo, hạt xốp…
  • Dùng băng keo niêm phong chắc chắn tránh trường hợp bị rơi vỡ, thất lạc..
  • Tùy vào đặc tính sản phẩm mà có quy cách đóng gói hàng hóa phù hợp. Nên dán kèm cảnh báo trên thùng hàng.
  • Những hàng hóa có hình dạng đặc biệt, cần bao bọc kín, dùng kem dán tất cả những cạnh bị lồi, hoặc sắc nhọn.
  • Phải điền đầy đủ, rõ ràng thông tin của người nhận. Những thông tin cơ bản gồm: tên, địa chỉ nhận hàng và số điện thoại liên lạc.
đóng gói bằng thùng carton
Đóng gói hàng hóa trước khi vận chuyển

Có những loại quy cách đóng gói hàng hóa nào?

Một số tiêu chí để phân loại quy cách đóng gói hàng hóa:

  • Thứ nhất, công dụng: Gồm bao bì bên trong và bên ngoài
  • Số lần sử dụng: Bao bì sử dụng một hay nhiều lần
  • Đặc tính chịu nén: Gồm 3 loại theo mức độ cứng đó là bao bì cứng, bao bì nửa cứng và nửa mềm.
  • Vật liệu chế tạo: Tiêu chí cuối trong quy cách đóng gói hàng hóa. Gồm bao bì gỗ, kim loại, dệt, giấy, giấy carton, bao bì tổng hợp, vật liệu nhân tạo, và vật liệu khác

Lưu ý về lựa chọn vật liệu khi đóng gói hàng hóa

Việc đóng gói hàng hóa, bưu phẩm cũng rất quan trọng nên thùng carton hoặc bao bì cũng có yêu cầu nhất định:

  • Thực hiện đúng các yêu cầu của các loại hình vận chuyển như máy bay, tàu biển, hàng rời, vật liệu nhân tạo, container,…
  • Đảm bảo kích thước phù hợp để vận chuyển và bảo quản trên thùng container hay pallet một cách dễ dàng.
  • Tất cả các yêu cầu khác về độ bền độ dẻo dai phải được đáp ứng trong quy cách đóng gói hàng hóa. Để sản phẩm vẫn an toàn khi xảy ra va chạm trong quá trình vận chuyển ở bất cứ hình thức nào.
  • Vấn đề khí hậu và thời tiết thay đổi cũng cần được quan tâm
  • Vật liệu đóng gói như thùng carton, bao bì không bị hư hỏng ẩm mốc để bảo vệ hàng được đóng gói hàng hóa một cách tốt nhất.
  • Đóng gói hàng dễ vỡ, sản phẩm có tính chất đặc biệt phải  dán giấy, hoặc để lại ký hiệu.

Hướng dẫn chi tiết quy cách đóng gói hàng hóa

Phần lớn những loại hàng hóa đều tuân theo các tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa nhưng cũng có quy cách đóng gói hàng hóa riêng biết cho từng loại. Liệu có sự khác biệt nào giữa đóng gói thực phẩm và đóng gói các sản phẩm khác. Có điều gì cần lưu ý hay không?

Loại 1: Cách đóng gói hàng hóa điện tử và hàng có giá trị cao

Hàng hóa điện tử thường là những loại máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim và những loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng khi gặp phải môi trường có độ ẩm cao và môi trường vận chuyển bấp bênh.

Vì vậy, khi đóng gói hàng dễ vỡ này phải được bọc kỹ lưỡng bằng những loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Rồi sau đó dùng băng keo cố định chặt. Sau đó dùng thùng carton 3 hay 5 lớp có kích thước phù hợp để bọc phía ngoài. Vậy là các bước để đóng gói hàng dễ vỡ đã hoàn thành.

Xem thêm cách lựa chọn thùng carton tại: Thùng Carton, Hộp Carton Size lớn

thùng hàng
Một số thùng Carton

Loại 2: Quy cách đóng gói mặt hàng mỹ phẩm

Mỹ phẩm phần lớn ở dạng lỏng, nếu không quy cách đóng gói hàng hóa cho mặt hàng này cần bổ sung thêm bước gói mỹ phẩm không bị chảy ra ngoài. Tương tự như thủy tinh và gốm sứ, mỹ phẩm cần được bọc kín, sau đó chèn thêm những vật liệu chống sốc.

Loại 3: Cách đóng gói hàng hóa đối với sản phẩm là sách và VPP

Nhìn chung, so với những quy cách đóng gói hàng hóa khác, đóng gói sách và văn phòng phẩm đơn giản hơn. Bạn cần cuộn lớp nilon để sản phẩm không bị trầy xước rồi cho vào ống nhựa hoặc bìa carton cứng. Tiếp đến bịt kín hai đâu. Bạn có thể cho vào cặp tài tiệu đồng thời đóng gói vào trong thùng carton cứng có hình dạng  và kích thước phù hợp so với sản phẩm.

Loại 4: Quy cách đóng gói thực phẩm khô

Để tránh thu hút côn trùng, cần đóng gói thực phẩm bằng nhiều lớp, kín đáo. Bỏ thêm túi chống ẩm và hút chân không thực phẩm vào trước khi gói hàng. Hạn sử dụng của sản phẩm tối thiểu 1 tháng. Cần lưu ý thêm về điều kiện lưu giữ thực phẩm ở những đơn vị vận chuyển.

Loại 5: Thủy tinh và gốm sứ

Với những mặt hàng có tính chất đặc biệt này cần đặc biệt cần thận. Nếu đóng gói hàng dễ vỡ không cận thận, hàng hóa có thể không còn được nguyên vẹn khi đến tay người nhận. Đầu tiên bạn cần túi khí để bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm. Từ 3-5 lớp là tốt nhất, sau đó trước khi bỏ vào thùng carton 5 lớp, Tiếp đến chèn mút, xốp hoặc tấm bọt khí kín 6 mặt của thùng để đảm bảo khi vận chuyển hàng vẫn nguyên vị trí ban đầu. Sau đó phải dán kèm cảnh báo hàng dễ vỡ.

Tham khảo thêm thông tin về giấy chèn hàng chất lượng: Giấy chèn hàng chất lượng giá rẻ TPHCM

gói chống sốc
Đóng gói sản phẩm từ thủy tinh

Loại 6: Đóng gói hàng hóa là sản phẩm gia dụng

Bạn cần chèn thêm túi bóng khí, để chống sốc. Độ giày tối thiểu là 5 cm xung, quấn xung quành thung carton 3 lớp trước khi bỏ hàng hóa vào. Với những mối nối và nếp gấp cần  dùng keo dán niêm phong lại

Loại 7: Quy chuẩn đóng gói hàng hóa là chai nhựa và chất lỏng

Tương tự như quy cách đóng gói hàng hóa là mỹ phẩm, chai nhựa phải được bọc kỹ để đảm bảo chất lỏng không bị rò rỉ ra ngoài, bảo quản trong thùng gỗ kín, có thể dùng thùng thiếc kèm thêm mùn cưa để nếu chất lỏng bị đổ ra có thể đươch mùn cưa hút sạch. Trường hợp có nhiều loại chai lọ trong thùng, bạn phải sử dụng vách ngăn hoặc vặt liệu chống sốc chèn vào những khoảng trống. Khi đặt nhiều loại chai lọ trong một thùng thì bạn nên dùng vách ngăn hoặc dùng những vật liệu chống sốc như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,… để chèn vào các khoảng trống.

Loại 8: Cách đóng gói giày dép quần áo

Khá đơn giản, bạn cần dùng túi nilon thường sau đó dùng băng dính dán kín gói hàng. Nếu muốn an toàn bạn nên bọc thêm bọt khí rồi hãy đóng gói.

Trên thị trường có đa dạng vật liệu để đóng gói cũng như rất nhiều nhà cung cấp các mặt hàng này. Điều này dẫn đến một số người không biết nên lựa chọn nơi nào chất lượng thật sư. Nhưng về cơ bản bạn cần nắm rõ quy cách đóng gói hàng hóa, để từ đó biết được rằng mình nên lựa sản phẩm nào để có cách đóng gói hàng hóa phù hợp nhất để vừa đảm bảo chi phí và cả sự an toàn cho hàng hóa được vận chuyển.  Những thông tin về quy cách đóng gói hàng hóa đã tạm kết thúc bài viết tại đây. Hy vọng những thông tin Thùng Carton 24H tổng hợp giúp việc đóng gói hàng hóa của bạn tốt hơn.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *